Thứ Hai, 25/11/2024
Ngày đăng: 04/07/2023 - Lượt xem: 75
Xem với cỡ chữ

Triển khai SaaS, VNPT i-Gate được 45 bộ, ngành, địa phương sử dụng để cải cách TTHC

VNPT đã triển khai VNPT-iGate dưới dạng phần mềm như là một dịch vụ (software as a service - SaaS) để đồng hành với 41 địa phương, 4 bộ, ngành trong việc triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC).

VNPT-iGate là phần mềm một cửa liên thông hiện đại, tích hợp các công nghệ tiên tiến, giúp các cán bộ thực hiện toàn trình các thủ tục từ tiếp nhận, xử lý và luân chuyển hồ sơ cho đến khi hồ sơ có kết quả và trả cho người dân.

Lợi ích dịch vụ VNPT iGate gồm: Giảm thời gian xử lý các giao dịch hành chính; Lưu trữ thông tin liên tục và sắp xếp có hệ thống; Kiểm soát công việc cần thực hiện; Phối hợp công tác với các bộ phận khác được nhanh chóng, chính xác; Theo dõi được tình hình giải quyết TTHC; Lưu trữ được lượng lớn cơ sở dữ liệu (CSDL); Tiết kiệm chi phí cho cả nhà nước và người dân.


VNPT-iGate còn liên thông với cổng DVC quốc gia, tích hợp với các dịch vụ khác như chứ ký số,
hoá đơn/biên lai điện tử, thanh toán trực tuyến... mang lại cho người dùng một chu trình dịch vụ khép kín
 hoàn toàn trên môi trường số,giúp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí cho các TTHC của người dân, DN

Đáp ứng đầy đủ quy định về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

VNPT iGate đã đáp ứng đầy đủ các quy định của Chính phủ về việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC như đáp ứng an toàn thông tin (ATTT) theo văn bản 1552/THH-BTTTT ngày 26/4/2022 của Bộ TT&TT về hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 để kết nối với CSDL Quốc gia về dân cư; Liên thông kho dữ liệu của tổ chức và cá nhân trên VNPT iGate với Kho dữ liệu của tổ chức và cá nhân trên cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia (DVCQG) theo Thông tư 01/2023/TT-VPCP ngày 05/04/2023 của Văn phòng Chính phủ (VPCP) quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

VNPT iGate cũng tích hợp, tra cứu 20 trường dữ liệu của các nhân từ CSDL Quốc gia về dân cư thay thế cho sổ hộ khẩu cũ theo văn bản số 761/VPCP-KSTT của VPCP ngày 29/01/2022 hướng dẫn kết nối, tích hợp, chia sẻ với CSDLQG về dân cư; Tích hợp xác thực SSO với web và ứng dụng (app) VNeID theo văn bản 2116/TCTTKĐA06-QLHC; Tích hợp DVC liên thông của Bộ Công an theo văn bản 4096/VPCP-KSTT ngày 05/6/2023 của VPCP về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ triển khai 02 nhóm TTHC liên thông (gửi kèm bản điện tử); Nâng cấp đáp ứng chức năng, hiệu năng và khả năng truy cập theo tiêu chí đánh giá của BTTTT theo nhiệm vụ của Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/06/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và DVC trực tuyến (DVCTT) của CQNN trên môi trường mạng.


Ông Hà Thái Bảo: Điểm mẫu chốt triển khai VNPT-iGate là triển khai dưới dạng SaaS

Theo ông Hà Thái Bảo, Phó Giám đốc Tổng công ty VNPT-IT thuộc Tập đoàn VNPT, trong giai đoạn vừa qua, chính phủ, các bộ ngành, địa phương rất quyết liệt cải cách TTHC và rất nhiều quy định, văn bản mới yêu cầu mới về chức năng, tính năng, về ATTT, về hiệu năng và tạo ra áp lực rất lớn cho các Bộ, ngành, địa phương, cũng như cho các doanh nghiệp (DN) cung cấp sản phẩm, dịch vụ về hệ thống một cửa DVCTT và hệ thống một cửa để mà đáp ứng được các yêu cầu này. VNPT iGate đã được triển khai cho 41 địa phương và 4 bộ ngành liên quan đến hệ thống DVCTT và hệ thống một cửa nhờ đáp ứng được các yêu cầu của các cơ quan.

Cách làm độc đáo

Để triển khai VNPT-iGate được rộng đến như vậy, ông Hà Thái Bảo cho biết mấu chốt là ngay từ đầu VNPT xác định chiến lược là không làm theo mô hình dự án mà làm theo mô hình xây dựng nền tảng dùng chung theo mô hình cung cấp dịch vụ phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), tức là toàn bộ hệ thống đặt tại trung tâm dữ liệu (TTDL) của VNPT và từ đó các bộ, ngành, địa phương truy cập vào giống như khai báo tài khoản và sử dụng. “Đó cũng là điểm mấu chốt để VNPT đáp ứng được yêu cầu cao về mặt thời gian”.

Cụ thể, trong lĩnh vực về ATTT, trong vòng có hơn 1 tháng, VNPT cũng đã phải triển khai các hạ tầng, các nền tảng để đáp ứng được nhu cầu kết nối theo văn bản 1552 hay là những yêu cầu về tính năng khi thời gian qua VNPT đẩy mạnh việc triển khai các kho hồ sơ dữ liệu điện tử cho cá nhân, tổ chức, kết nối liên thông với Cổng DVCQG hay là kết nối tích hợp, đăng nhập một lần với các hệ thống VNeID.

Ông Hà Thái Bảo nhấn mạnh “Do chỉ sử dụng một nền tảng dùng chung để triển khai nên khi thực hiện nâng cấp thì chỉ nâng cấp 1 lần và đáp ứng được cho cả 45 khách hàng là các bộ, ngành, địa phương, đáp ứng được các yêu cầu”.

Thứ hai, trong quá trình triển khai vừa rồi, ông Hà Thái Bảo cho biết bên cạnh những vấn đề liên quan đến tính năng, hiệu năng, VNPT cũng giải quyết các bài toán liên quan đến việc trả lời khách hàng. Mục tiêu của việc này là lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ, theo đó, phải tăng khả năng tiếp cận được dịch vụ của người dân.

Cụ thể, VNPT cũng áp dụng những công nghệ mới, hoặc là các tiện ích mới vào trong các hệ thống như triển khai các phần về chatbot, quy trình tự động hay các kiosk thông minh, các ứng dụng để người dân có thể truy cập được các DVC thông qua các app. “Đó là kết quả mà trong thời gian vừa rồi VNPT đã làm và đáp ứng kịp thời theo các yêu cầu của các văn bản mới”, ông Hà Thái Bảo chia sẻ.

Liên quan đến các kế hoạch trong thời gian tiếp theo, ông Hà Thái Bảo cho biết VNPT tiếp tục đồng hành với các bộ, ngành, địa phương để triển khai, đáp ứng các quy định mới trong các công việc của Đề án 06 hay Nghị định số 107//2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC mà không phụ thuộc vào địa giới hành chính; Thực hiện triển khai 25 DVC thiết yếu theo Đề án 06, 28 dịch vụ theo Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2022 về phê duyệt danh mục DVCTT tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia năm 2022 cũng như tiếp tục đẩy mạnh triển khai kiosk thông minh, app công dân hay các phần về chatbot.

Nhấn mạnh lại việc đạt được triển khai VNPT-iGate mở rộng được như vậy, theo ông Hà Thái Bảo, “điểm mấu chốt là ngay từ đầu VNPT không làm theo mô hình dự án cung cấp cả phần mềm, cứng ngay tại TTDL của các bộ, ngành địa phương mà VNPT làm theo nền tảng dùng chung, triển khai theo SaaS, triển khai tại TTDL của VNPT nên rút ngắn được toàn bộ thời gian triển khai và việc nâng cấp, phát triển sản phẩm. Đây là điểm mấu chốt và khác biệt để triển khai nhanh sản phẩm”.

Với những công việc triển khai vừa qua, đại diện VNPT để xuất với Bộ TT&TT có ý kiến với Uỷ ban Quốc gia về CĐS chỉ đạo, định hướng thúc đẩy chỉ đạo triển khai nhanh các CSDL quốc gia còn đang thiếu (đất đai, nông nghiệp, an sinh xã hội…), các CSDL ngành để hướng tới việc hình thành các kho dữ liệu được Chính phủ, bộ ngành quản lý tập trung, tăng cường chia sẻ dữ liệu nhằm giúp thực hiện DVC được liên thông, nhanh chóng.

Tiếp nữa là xem xét sử dụng 1 nền tảng giải quyết TTHC dùng chung để tối ưu chi phí, đảm bảo kịp thời nâng cấp đáp ứng quy định mới của Chính phủ, bộ ngành, địa phương theo hướng lấy người dân và DN làm trung tâm.

Bộ ngành, địa phương, bố trí ngân sách, kinh phí để địa phương có thể triển khai nâng cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng ATTT, kho dữ liệu cá nhân tổ chức, kiosk thông minh, chứng thực điện tử bản sao từ bản gốc…. nâng cao hiệu quả triển khai DVC toàn diện.

Chuyển đổi số (CĐS) chỉ thành công khi được phổ cập

Trước cách làm độc đáo của VNPT, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh “CĐS chỉ thành công khi được phổ cập. CĐS chỉ thành công khi đến được toàn dân”.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: CĐS chỉ thành công khi được phổ cập. CĐS chỉ thành công khi đến được toàn dân 

Việc triển khai theo cách SaaS thì rất là nhanh, nâng cấp cũng nhanh, đưa những cái mới vào rất là nhanh, theo đó, 41 tỉnh, thành, 4 bộ ngành có thể dùng chung luôn. “Đây là cách để đi rất là nhanh thay vì đi đến từng nơi, xong lại đầu tư, cài đặt, xong lại “dạy”. Đây có thể con đường cho các nền tảng số Việt Nam phổ cập nhanh hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, các Cổng DVC tồn tại đã 20 năm. “Một trong những điểm mới của VNPT là đưa những công nghệ mới nhất vào tạo nên sự bùng nổ. Gần đây có những công nghệ mang lại giá trị, trải nghiệm vượt trội vào trong nền tảng, tạo nên những cơn sốt mới”.

Với kiến nghị của VNPT, Bộ trưởng cũng thông tin Chính phủ đã xem xét việc dùng ngân sách thường xuyên để sửa chữa, nâng cấp, làm mới những dự án dưới 15 tỷ đồng, tạo ra sự linh hoạt, nguồn lực mới để phát triển các dự án CNTT./.

Theo ictvietnam.vn