Quan điểm nhấn mạnh trên được ông Bùi Trung nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu tại toạ đàm “Ứng dụng giải pháp CNTT thúc đẩy quá trình CĐS cho DN ngành du lịch” do VCCI phối hợp cùng Tổng công ty viễn thông MobiFone tổ chức ngày 17/8.
Ngành xây dựng cần hướng đến sản phẩm “ngôn ngữ số”
Cụ thể cho các quan điểm phát triển này, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, hiện nay và trong tương lai, muốn các DN du lịch phát triển bền vững, theo kịp với xu hướng bùng nổ các công nghệ số thì yếu tố cốt lõi không chỉ dừng lại ở sự quyết liệt, đổi mới tư duy, hành động của riêng ngành này, mà cần hơn nữa sự chung tay, quan tâm của toàn hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương.
Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, cần xây dựng, ngành du lịch hướng đến trở thành sản phẩm “ngôn ngữ số".
Cũng theo Phó Chủ tịch VCCI, vì giờ đây CĐS là một nhiệm vụ, yêu cầu bắt buộc, cần thực hiện đối với mọi ngành, nghề, trong đó có ngành du lịch, do đó, yêu cầu chính là phải đẩy mạnh áp dụng các công nghệ và cần chuyển đổi cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá…
“Ngành du lịch cần tích cực hơn nữa trong việc áp dụng các sáng kiến số, giải pháp công nghệ mới, nhưng phải đảm bảo phát triển mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam, tiến tới mô hình ngành du lịch thông minh Việt Nam”, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Hơn nữa, Phó Chủ tịch VCCI còn cho rằng, bên cạnh sự đầu tư của Chính phủ, cần những giải pháp xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong nước và hợp tác quốc tế đầu tư phát triển công nghệ số cho ngành du lịch, để CĐS đi vào trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí.
Nói về những giải pháp kỹ thuật cần áp dụng phát triển ngành này hiện nay, ông Lê Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Chiến lược CĐS (DTSI) cho rằng ngành du lịch cần phải CĐS dựa trên các thiết kế sản phẩm, dịch vụ số mới để tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Cần coi công nghệ là động lực, hình thành nên môi trường du lịch số làm nền tảng dẫn động, dẫn đạo bởi sự chuyển đổi của nền tảng sức mạnh dựa trên vốn tài chính (capital) sang dựa vào vốn dữ liệu (data-capital).
Đồng thời, ngành du lịch cũng cần phải xây dựng, hướng đến các sản phẩm “ngôn ngữ số” vượt qua mọi không gian, thời gian, biên giới, rào cản văn hoá, đặc thù… để cuối cùng kiến tạo nên các sản phẩm - dịch vụ đột phá, tạo ra trải nghiệm mới từ các nền tảng chia sẻ.
Ngành du lịch cần phát triển dựa trên chiến lược, kiến trúc nền tảng DTSI, bao gồm các tầng phần mềm: Hạ tầng (Infrastructure); nền tảng vận hành (platform), phương thức quản trị (governance corporation way) và phương tiện (medium).
Theo đó, hạ tầng rất cần thiết phải có trong các DN du lịch, bởi đây là những nền tảng cơ sở để hình thành, quyết định đến mô hình kinh doanh của DN.
Nền tảng vận hành cũng quan trọng như hạ tầng vì khi có sẽ giúp DN du lịch định hình nên cách thức vận hành và cơ chế quản trị số.
Còn đối với phương thức quản trị cũng quan trọng, vì giúp định hình nên cấu trúc hoạt động của DN. Và cuối cùng, Medium cũng chính là tạo ra mô hình văn hoá cho DN, đồng thời là phương tiện định hình hành vi hoạt động đồng bộ trong hệ thống thống số.
“Đặc biệt, để gia tăng các trải nghiệm cho khách hàng, các DN du lịch cần áp dụng mạnh mẽ các: ứng dụng (app), phần mềm (softwware), thiết bị ngoại vi (device), các cơ sở dữ liệu (CSDL) (database), phần cứng (hardware)…”, Viện trưởng DTSI nhấn mạnh.
Thiếu tính liên kết giữa các dữ liệu
Ở quan điểm khác, ông Nguyễn Hưu Việt, Trưởng phòng Xúc tiến Du lịch, Trung tâm Xúc tiến đầu tư Thương mại Du lịch TP. Hà Nội cho rằng, giờ đây việc ứng dụng công nghệ số trong phát triển du lịch chính là một giải pháp cần được ưu tiên.
Do đó, ngành du lịch cần tạo nhiều hơn các ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh (smartphone); sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR); tổ chức các sự kiện du lịch trực tuyến để kích cầu du lịch; sử dụng truyền thông xã hội và marketing…
Viện trưởng DTSI cho rằng, các DN du lịch cần áp dụng mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ số mới.
Ở quan điểm khác, đại diện cho DN có thế mạnh chuyên cung cấp các giải pháp số, giải pháp nền tảng và CNTT, ông Nguyễn Ngọc Linh, Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1 đánh giá, con đường hướng đến phát triển ngành du lịch trở thành thông minh hiện nay của Việt Nam mặc dù đã có nhiều thành tựu tích cực, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Đó là việc hiện nay có rất nhiều phần mềm độc lập do các DN trong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu, sử dụng chưa thống nhất, chuẩn hoá. Điều này vô tình tạo nên hiện trạng “ma trận” sản phẩm khiến cho người dùng bối rối trong quá trình tiếp cận.
“Nguyên nhân tạo ra sự hạn chế này chính là chúng ta đang thiếu tính liên kết giữa các dữ liệu, kết nối giữa các nền tảng, và đây chính là thách thức cần nhanh chóng được gỡ bỏ trong hành trình thực hiện nhiệm vụ CĐS của ngành du lịch”, ông Nguyễn Ngọc Linh đánh giá.
Để tháo gõ những khó khăn và hạn chế trên, theo ông Nguyễn Ngọc Linh, chúng ta cần phát huy, liên kết, chung tay, hợp sức, quy tụ các đơn vị, DN công nghệ có uy tín về công nghệ - viễn thông, có am hiểu về CĐS làm cơ sở để đảm bảo cho việc CĐS ngành du lịch, đồng thời, cần nâng cao hiệu quả việc xây dựng các nền tảng số và cơ sở dữ liệu chính thống, đầy đủ, toàn diện.
Cụ thể, khi nói về hệ thống CSDL tập trung, ông Nguyễn Ngọc Linh cho rằng các DN du lịch cần đảm bảo có đầy đủ: Các thông tin lưu trú; quản lý thông tin điểm đến; cơ sở mua sắm, thông tin thương mại; chăm sóc sức khoẻ; sở thích du khách; dữ liệu nhân khẩu học…
Cùng với đó, cần sử dụng mạnh mẽ các nền tảng công nghệ tiên tiến, có tính an toàn bảo mật cao như: trí tuệ nhân tạo (AI), callbot, chatbot, dịch ngôn ngữ, AR; IoT…
Các DN du lịch có thể tích cực, áp dụng giải pháp tổng đài dâ kênh hợp nhất của Mobifone, bộ giải pháp tổng đài AI thông minh, Demo tổng đài đặt vé máy bay…
“Đặc biệt, ưu điểm của bộ giải pháp tổng đài AI thông minh của Mobifone, đảm bảo có khả năng đảm bảo hiệu quả việc tư vấn dịch vụ sát với nhu cầu khách hàng, tiết kiệm thời gian, công sức, giảm chi phí vận hành, cải thiện trải nghiệm khách hàng, hỗ trợ khách hàng 24/7, dễ dàng tích hợp các phần mềm chăm sóc khách hàng khác để giữ chân khách hàng cũ, gia tăng khách hàng mới”, ông Nguyễn Ngọc Linh nêu quan điểm./.