Thứ Ba, 26/11/2024
Ngày đăng: 26/10/2023 - Lượt xem: 45
Xem với cỡ chữ

Nâng cao trải nghiệm số của người dân đòi hỏi áp dụng giải pháp có thể quan sát tổng thể

Theo một cuộc khảo sát mới đây được thực hiện trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ người muốn có nhiều tương tác số hơn với chính phủ của mình đã tăng từ 29% lên 39% từ năm 2019 - 2022.

Sascha Giese, nhà truyền thông công nghệ toàn cầu của SolarWinds chia sẻ việc vượt ra khỏi hoạt động giám sát truyền thống có thể giúp các chính phủ cải thiện những tương tác số với người dân như thế nào.

Mọi người muốn có nhiều cách hơn để tương tác số với chính phủ của họ và họ muốn các dịch vụ điện tử hiện đại này được bảo mật và dễ sử dụng.

Sascha Giese cho rằng mục tiêu của các chính phủ tăng cường chuyển đổi số là đáp ứng những mong đợi của người dân về các trải nghiệm số “hoàn hảo”.

Tuy nhiên, dựa trên khảo sát của công ty tư vấn công nghệ Accenture, chỉ khoảng 1/3 số người được hỏi nhận thấy rằng các quy trình và tương tác của chính phủ là trực quan và hơn một nửa cảm thấy không thoải mái trong việc tiếp cận các dịch vụ công.

Khi các cơ quan cung cấp các dịch vụ công đạt được các mục tiêu của mình, thì ngày càng có nhiều người cho rằng việc mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng trong thế giới số không chỉ được ưu tiên mà còn là cần thiết. Tâm lý này gắn liền với thế hệ điện thoại thông minh đang phát triển, những người sử dụng nền tảng số của chính phủ để thực hiện các tác vụ quan trọng như thanh toán thuế.

Sascha Giese đã chia sẻ suy nghĩ của mình về một số thách thức ảnh hưởng đến các dịch vụ của chính phủ số và những gì các cơ quan có thể làm để cải thiện các kết quả.

Tại sao trải nghiệm của người dân có thể khó nắm bắt?

Sascha Giese cho biết: “Với tư cách là khách hàng, người dùng hoặc công dân, chúng tôi mong đợi một trải nghiệm hoàn hảo. Ví dụ, khi nhập dữ liệu vào hệ thống thì yêu cầu hệ thống đó phải đáng tin cậy, dễ sử dụng, sẵn sàng 24/24 và đủ thông minh để xử lý khi thông tin bị trùng lặp".

Nếu các dịch vụ điện tử của chính phủ không đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì công bằng mà nói, những người đứng đằng sau các hệ thống này đã không có ý định thiết kế chúng theo cách này. Vậy, những thách thức đằng sau việc tạo ra trải nghiệm số liền mạch ngày nay là gì?

Theo Sascha Giese: “Có cả yếu tố kỹ thuật  yếu tố con người trong những thách thức này. Yếu tố con người là chúng ta ngày càng thiếu kiên nhẫn và quen làm mọi việc từ điện thoại di động. Chúng tôi đang yêu cầu cao và việc đáp ứng những nhu cầu này đòi hỏi phải có công nghệ hoạt động tốt và quy trình phù hợp.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực công, chúng ta thường thấy công nghệ cũ vẫn được sử dụng. Những công nghệ này được xây dựng từ những thời điểm khác nhau nhưng lại không dễ dàng thay thế. Vì vậy, một trong những thách thức lớn nhất là kết hợp cơ sở hạ tầng cũ với các ứng dụng hiện đại mà không ảnh hưởng đến hiệu suất, tính khả dụng và bảo mật".

Khả năng quan sát có thể giúp ích như thế nào?

Sascha Giese, có hơn 15 năm kinh nghiệm về kỹ thuật công nghệ thông tin (IT) và chịu trách nhiệm đào tạo sản phẩm cho các đối tác và khách hàng của SolarWinds, nhấn mạnh rằng việc giải quyết những thách thức công nghệ cản trở các dịch vụ số tốt nhất là một “nhiệm vụ phức tạp”.

Ông cho rằng: “Tạo sự tương thích giữa công nghệ cũ và mới một thách thức. Đó là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi chuyên môn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi những nỗ lực liên tục chứ không chỉ là một giải pháp đặt ra và quên đi”.

Một cách để giảm thiểu những thách thức này và đảm bảo an ninh là áp dụng các giải pháp có thể quan sát được. Sascha Giese tin rằng giải pháp này vượt xa hoạt động giám sát truyền thống và được thiết kế cho các tình huống phức tạp.

Ông cho biết thêm: “Chúng được xây dựng cho những môi trường phức tạp nhất và giúp hiển thị bức tranh toàn cảnh. Khả năng quan sát thích hợp có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho nhóm IT”.

Chia sẻ một số giải pháp được thiết kế để mang lại khả năng quan sát này, Sascha Giese nhấn mạnh rằng, nền tảng SolarWinds® có các tính năng như NetPath™ - cho phép đi theo đường dẫn của ứng dụng qua nhiều mạng khác nhau.

Ông giải thích: “Điều này có lợi khi điều tra vấn đề về hiệu suất trong các môi trường phân tán” và do đó cho phép các cơ quan đảm bảo rằng trải nghiệm số diễn ra suôn sẻ hơn.

Ông cho biết: “Hơn nữa, một tính năng của nền tảng SolarWinds có tên là PerfStack™ cho phép tự động tương quan dữ liệu từ nhiều lớp, vị trí hoặc đối tượng khác nhau. Đó là một công cụ hỗ trợ trực quan để căn chỉnh các điểm dữ liệu theo thời gian và khám phá nguyên nhân gốc rễ của vấn đề nhanh hơn”.

Kiểm tra, xác minh, sao lưu

Ngoài các giải pháp phần mềm giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ số, Sascha Giese còn cung cấp một số mẹo bảo mật cho các cơ quan công quyền như kiểm tra các hành động thông thường của người dùng, liên tục xác minh chức năng và xem xét việc truy tìm ứng dụng để phát hiện những điểm bất thường.

Ông nhấn mạnh: “Ngoài các vấn đề về hiệu suất, các cơ quan chính phủ nên có chiến lược dự phòng. Các cuộc tấn công ransomware hoặc mất dữ liệu chung đều gây ra hậu quả  xét cho cùng thì đó là dữ liệu của công dân! Hơn nữa, các nhà phát triển ứng dụng di động hoặc web nên chú ý hơn đến tính thân thiện với người dùng và khả năng truy cập. Cơ sở hạ tầng hoạt động tốt nhất sẽ không hữu ích nếu chúng ta không thể sử dụng nó một cách phù hợp"./.

Theo “Tạp chí điện tử Thông tin và Truyền thông”