Thứ Năm, 21/11/2024
Ngày đăng: 25/10/2022 - Lượt xem: 55
Xem với cỡ chữ

6 tháng đầu năm, Bắc Kạn tập trung đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện

6 tháng đầu năm 2022, các cấp ngành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã tập trung hoàn thiện thể chế, đồng thời chú trọng phát triển hạ tầng số, nền tảng số, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số toàn diện.

rong quý II năm 2022, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tập trung nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành về chuyển đổi số, trong đó có những văn bản quan trọng như:

Kế hoạch số 155/KH-UBND ngày 14/3/2022 về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 528/QĐ-UBND ngày 05/4/2022 về việc ban hành danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên về Chuyển đổi số năm 2022; Quyết định số 610/QĐ-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2022 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn…

Các văn bản ban hành kịp thời là chìa khóa, định hướng quan trọng cho các ngành và địa phương trong việc xác định và tập trung thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên trong chuyển đổi số thời gian trước mắt.

Song song với việc hoàn thiện thể chế, tỉnh cũng tập trung tối đa cho việc phát triển hạ tầng số, phát triển các nền tảng, cơ sở dữ liệu dùng chung.

Đến nay, mạng lưới viễn thông đã kết nối thông suốt 3 cấp phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đáp ứng cơ bản nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT của người dân, doanh nghiệp. 100% xã, phường, thị trấn đã được phủ sóng di động 2G/3G/4G; 100% cơ quan, đơn vị, địa phương được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng và được chuẩn hóa kết nối giám sát 4 cấp hành chính. 100% các cơ quan nhà nước có mạng Internet và hệ thống mạng nội bộ (LAN); 100% cán bộ, công chức tại cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được trang bị máy tính làm việc.

Mật độ điện thoại đạt 90,5 máy/100 dân. Mật độ thuê bao internet đạt 62 thuê bao/100 dân. Toàn tỉnh hiện có 6.233km cáp quang, 661 trạm BTS, 07 cột ăng ten sử dụng chung cơ sở hạ tầng, 01 trạm điều khiển thông tin di động BS. Đặc biệt, nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy và học trực tuyến trong thời gian phòng chống dịch COVID - 19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh triển khai phủ sóng 3G và miễn phí, hỗ trợ cước kết nối internet di động, đồng thời xây dựng 05 trạm BTS đảm bảo vùng phủ sóng.

Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Bắc Kạn được thiết kế theo kiến trúc phân lớp bảo mật và sử dụng các công nghệ hiện đại như: VLAN, ảo hóa, cân bằng tải các kết nối Internet…Hệ thống máy chủ ảo hóa của Trung tâm dữ liệu gồm 05 máy chủ vật lý chạy song hành được quản lý tập trung, đang đáp ứng tốt cho hoạt 5 động của các hệ thống dịch vụ và có thể tạo thêm các máy chủ ảo hóa để triển khai các hệ thống dịch vụ. Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đáp ứng yêu cầu sử dụng hiện nay của các hệ thống dịch vụ và ứng dụng của tỉnh như: Phần mềm Một cửa điện tử, Một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến  mức độ cao; hệ thống thư điện tử công vụ; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng lao động; hệ thống lưu trữ điện tử...

Ngoài ra, phòng máy chủ Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn được duy trì hoạt động với 16 máy chủ vận hành hệ thống CSDL môi trường và hệ thống tiếp nhận, xử lý số liệu quan trắc tự động, liên tục nước, khí thải trên địa bàn tỉnh, hệ thống CSDL đất đai và hệ thống Kho tư liệu tài nguyên môi trường.

Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Bắc Kạn đã được mở rộng đến 108 xã, phường, thị trấn kết nối đảm bảo thông suốt hệ từ tỉnh đến huyện và đến 108 xã. Từ đầu năm đến nay, hệ thống đã phục vụ 22 cuộc họp trực tuyến của tỉnh (bao gồm các cuộc họp được kết nối từ điểm cầu trung ương đến tỉnh).

Đối với nhiệm vụ phát triển các nền tảng, cơ sở dữ liệu, hiện nay, tỉnh đang tiếp tục duy trì sử dụng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) do Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ từ năm 2019 và triển khai kết nối, đưa vào khai thác 10/13 dịch vụ chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. 

Cùng với đó, Cổng dịch vụ công của tỉnh Bắc Kạn đã nâng cấp đáp ứng các yêu cầu mới và đảm bảo liên thông, tích hợp các đơn vị trong tỉnh và kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia NĐXP để đồng bộ hồ sơ, trạng thái xử lý, tích hợp các dịch vụ thanh toán trực tuyến, bưu chính công ích và các dịch vụ khác lên Cổng dịch vụ công của tỉnh, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thực hiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động nghiên cứu, đổi mới công nghệ, quy trình hoạt động, sản phẩm mới nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tích cực triển khai, truyền thông các dịch vụ sản phẩm ngân hàng hiện đại, những thành tựu của cách mạng 6 công nghiệp 4.0 đến khách hàng nhằm mở rộng địa bàn hoạt động trên môi trường số; chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục, y tế, các doanh nghiệp... trên địa bàn để kết nối, chia sẻ, triển khai các dịch vụ ngân hàng số tạo thuận lợi cho tổ chức cung ứng dịch vụ và người dân trong hoạt động việc thanh toán các khoán phí, dịch vụ. Toàn tỉnh có 33 ATM, 75 thiết bị POS được lắp đặt tại thành phố và khu vực trung tâm các huyện. Năm học vừa qua, một số trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện thu học phí qua tài khoản.

Ngân hàng VietinBank chi nhánh Bắc Kạn tặng bảng quét mã QR cho các cửa hàng
nhằm đẩy mạnh vận động người dân thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên Sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đưa nông sản, hàng hóa lên Sàn thương mại điện tử năm 2022. Tính hết tháng 5/2022, toàn tỉnh có 61.517 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản trên Sàn thương mại điện tử; 61.925 hộ được đào tạo kỹ năng số; 618 sản phẩm được đưa lên Sàn thương mại điện tử; 2.710 giao dịch trên Sàn thương mại điện tử; 45.281 tài khoản hoạt động tích cực trên Sàn thương mại điện tử.

Thực hiện nhiệm vụ phát triển dữ liệu, thời gian qua các ngành chuyên môn  tiếp tục duy trì, cập nhật dữ liệu cho các CSDL đã triển khai như: Số hóa tài liệu; CSDL về cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng; CSDL đất đai; CSDL môi trường; Kho CSDL tài nguyên môi trường; CSDL ngành giáo dục; CSDL quản lý giấy phép lái xe; CSDL về giá; CSDL hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử người dân; CSDL công chứng; CSDL quy hoạch xây dựng; CSDL du lịch. Hiện nay, các đơn vị đang trong quá trình triển khai 08 CSDL mới gồm: CSDL kinh tế - xã hội của tỉnh; CSDL về công tác dân tộc; CSDL tiền lương; CSDL bệnh án điện tử; CSDL ngành Công Thương; CSDL hồ sơ giải quyết TTHC; CSDL giáo dục nghề nghiệp - đào tạo nghề; CSDL thông tin địa chất và khoáng sản tỉnh Bắc Kạn.

Trong công tác đảm bảo an toàn thông tin, UBND tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai các giải pháp cơ bản để đảm bảo ATTT mạng tại đơn vị như: Cài đặt phần mềm diệt virus; cấu hình giải pháp tường lửa (cứng, mềm); đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm đảm bảo ATTT.

Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên cảnh báo, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị về các biện pháp phòng ngừa, khắc phục các nguy cơ, sự cố mất ATTT; duy trì thực hiện gán nhãn tín nhiệm mạng cho trang Thông tin điện tử của các đơn vị. Thực hiện kiểm tra, rà quét lỗ hổng bảo mật và kiểm tra, dán tem an ninh, an toàn thông tin cho các thiết bị công tác. Đồng thời, tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin với các hệ thống liên quan nhằm đảm bảo điều kiện kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư theo Đề án 06.

Dự kiến trong thời gian tới, Ngành Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Chuyển đổi số năm 2022 cho các huyện/thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, các đối tượng là lãnh đạo UBND cấp xã cũng sẽ tham gia học tập 03 Chương trình đào tạo về Chuyển đổi số trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai. Các huyện, thành phố căn cứ điều kiện địa phương sẽ lựa chọn, triển khai thí điểm chuyển đổi số tại ít nhất 01 xã/thị trấn trên địa bàn, nhằm từng bước đưa người dân trở thành trung tâm, thúc đẩy tích cực hoạt động chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội./.

Nguyễn Nga