Thứ Hai, 07/10/2024
Ngày đăng: 25/10/2022 - Lượt xem: 59
Xem với cỡ chữ

Chuyển đổi số Ngành Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2025

Đảm bảo việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo để tạo nền tảng số, cơ sở hoàn thiện Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số. Từng bước hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tính thống nhất, ổn định, linh hoạt; tăng cường triển khai các hoạt động chia sẻ, kết nối dữ liệu trên cơ sở tận dụng, khai thác các nền tảng, dữ liệu sẵn có của các Bộ, ngành Trung ương để từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý, đảm bảo kết nối liên thông với trung ương và cơ sở; phát triển kinh tế số, cung cấp các dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là những mục tiêu tổng quát Ngành Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn xác định cần tập trung đạt được trong thực hiện Đề án tổng thể chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2025

Hệ thống cơ sở dữ liệu nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia dùng chung

Cùng với đó, Ngành cũng hướng đến mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, từng bước xây dựng chính quyền số; thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số, hình thành các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường, trí tuệ nhân tạo... Cung cấp dịch vụ công chất lượng cao cho người dân và tổ chức, huy động sự tham gia rộng rãi của người dân, tổ chức trong quá trình chuyển đổi số.

Từ nay đến năm 2025, Chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh phải đạt được các mục tiêu: 100% TTHC có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; 100% DVCTT mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập
khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% DVCTT được tạo biểu mẫu điện tử để thay thế mẫu đơn, mẫu tờ khai thông thường. 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng; 100% hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số… 100% các CSDL dùng chung được kết nối, chia sẻ với các CSDL của tỉnh, quốc gia để cung cấp kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý khoa học và công nghệ tỉnh. Xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc của tỉnh về sản phẩm hàng hóa.

Đến năm 2030, các mục tiêu được nâng lên cao hơn: 100% DVCTT mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, huyện và xã được xử lý trên môi trường mạng. Hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ với các cơ quan nhà nước, giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển các nền tảng cho chuyển đổi số,

Để đạt được mục tiêu đề ra, trong nhóm giải pháp phát triển các nền tảng cho chuyển đổi số, ngoài việc thay đổi nhận thức, nâng cao trách nhiệm, vai trò tiên phong của người đứng đầu về chuyển đổi số, Ngành Khoa học và Công nghệ cũng chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số như: Ban hành Quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu; đảm bảo ATTT mạng của cơ quan, đơn vị trên nên tảng chính sách chung của tỉnh; quy định về quản trị, giám sát và vận hành hệ thống thông tin Chính quyền số. Cơ chế ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số để đồng hành cùng cơ quan trong công cuộc chuyển đổi số, huy động nguồn lực doanh nghiệp cùng tham gia. Rà soát, cập nhật, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các kiến trúc, quy chế, quy định về xây dựng, phát triển, quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số phù hợp với định hướng Chiến lược quốc gia.

Trong phát triển hạ tầng số, Ngành Khoa học và Công nghệ xác định những giải pháp trọng tâm cần thực hiện gồm: Xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc của tỉnh để có hệ thống cơ sở giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nền tảng xây dựng áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khi đưa sản phẩm hàng hóa vào các siêu thị, hệ thống bán hàng trong và ngoài nước và là đầu mối cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh về truy xuất nguồn gốc của tỉnh kết nối với quốc gia. Phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các chương trình của tỉnh, quốc gia về chuyển đổi số thuộc lĩnh vực quản lý. Chuyển đổi 80% các hệ thống ứng dụng CNTT của cơ quan sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6). Phấn đấu sử dụng mạng lưới băng thông rộng, chất lượng cao nâng cao mức độ bảo mật, chuẩn hóa mạng lưới của hệ thống. Mạng diện rộng cho chuyển đổi số. Nâng cấp, trang bị và duy trì hệ thống máy tính, thiết bị CNTT đầu cuối phục vụ ứng dụng CNTT và xây dựng chính quyền số trong nội bộ cơ quan. Phấn đấu đến năm 2030 tổ chức số hóa 100% dữ liệu chuyên ngành của cơ quan; chuẩn hóa hồ sơ điện tử và các hệ thống thông tin.

Ngoài ra, việc tập trung phát triển dữ liệu chuyển đổi số thông qua xây dựng Kho dữ liệu dùng chung trên cơ sở vừa cung cấp dữ liệu phục vụ công tác điều hành, quản lý cũng như chia sẻ tài nguyên dữ liệu cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo cung cấp, chia sẻ với kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; việc xây dựng nền tảng số, tích hợp các hệ thống thông tin của các bộ, ngành Trung ương, CSDL quốc gia để phục vụ cho quá trình triển khai các ứng dụng thông minh của tỉnh vào lĩnh vực quản lý khoa học và công nghệ cũng là nhiệm vụ được ưu tiên, chú trọng.

Ưu tiên phát triển chính quyền số

Trong xây dựng và phát triển chính quyền số, Ngành Khoa học và Công nghệ chủ trương tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp DVCTT mức độ 4 trên cả thiết bị di động thông minh nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, cắt giảm giấy tờ.

Rà soát các thủ tục hành chính công, thủ tục sự nghiệp công, quy trình nghiệp vụ trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp theo hướng đơn giản hoá hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số.

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý khoa học và công nghệ tỉnh. Triển khai các dịch vụ mới trên nền tảng và dữ liệu số về khoa học và công nghệ. Ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo vào phát triển khoa học công nghệ của tỉnh.

Ứng dụng hệ thống CSDL quản lý nội bộ cơ quan và hệ thống CSDL chuyên ngành. Khai thác sử dụng tài liệu công nghệ số trong quản lý nội bộ cơ quan nhà nước. Ứng dụng các nền tảng điều hành của khối Đảng và thực hiện việc số hóa đối với công tác Đảng của cơ quan, đơn vị. Triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp công nghệ số theo mô hình tiên tiến…

Trong danh mục các nhiệm vụ , dự án ưu tiên về chuyển đổi số năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý khoa học và công nghệ tỉnh”, với mục tiêu: Tổng hợp và xây dựng một hệ thống CSDL bảo đảm cập nhật đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất thông tin về khoa học công nghệ của tỉnh, hình thành CSDL KH&CN trên phạm vi tỉnh , phục vụ hiệu quả cho các mục đích khai thác khác nhau; Phù hợp với hoạt động nghiệp vụ trong ngành KH&CN; Hỗ trợ cán bộ trong tác nghiệp chuyên ngành, cung cấp thông tin chính xác kịp thời, giảm thời gian giải quyết công việc thủ công; Giúp lãnh đạo đơn vị kiểm soát và có được nhanh nhất các thông tin thống kê, tổng hợp chuyên ngành … thuộc lĩnh vực KH&CN.

Đây là nhiệm vụ quan trọng mà Ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh cần tập trung hoàn thành, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số trong giai đoạn 2022 - 2025, xa hơn là tầm nhìn năm 2030, góp phần vào việc xây dựng thành công chính quyền số của tỉnh trong thời gian tới./.

Nguyễn Nga