Chủ Nhật, 06/10/2024
Ngày đăng: 25/10/2022 - Lượt xem: 138
Xem với cỡ chữ

Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0: Cơ sở triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử

Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0 là cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư, triển khai CQĐT kịp thời, chính xác; nâng cao hiệu quả, chất lượng các dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; đảm bảo tính kết nối liên thông, tránh trùng lặp, lãng phí và đạt được mục tiêu xây dựng CQĐT; là cơ sở cho việc triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh

 

Ngày 29/6/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1189/QĐ-UBND phê duyệt Chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0Trên cơ sở hướng dẫn Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 tại Quyết định số 2323/QĐ-BTTT ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông, sơ đồ tổng thể CQĐT phiên bản 2.0 tỉnh Bắc Kạn được mô tả theo sơ đồ thành phần, phân lớp, cung cấp cái nhìn tổng quan cho nhiều đối tượng khác nhau (Lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các Sở, ban, ngành; chủ sở hữu nghiệp vụ, cán bộ lập kế hoạch, người thiết kế hệ thống, người triển khai hệ thống…) về các thành phần cơ bản trong kiến trúc CQĐT của tỉnh Bắc Kạn, phiên bản 2.0.

Về định hướng phát triển kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn xác định cần hoàn thành xây dựng, cập nhật Kiến trúc CQĐT tỉnh Bắc Kạn phiên bản 2.0 phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 và thường xuyên cập nhật, ban hành các phiên bản tiếp theo phù hợp với các phiên bản cập nhật Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; triển khai áp dụng Kiến trúc CQĐT tỉnh đã được ban hành trong quá trình xây dựng CQĐT tại các Sở, ngành, địa phương.

Cùng với đó, thực hiện nâng cấp các hệ thống thông tin đã xây dựng chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn mới hiện nay như: Hệ thống Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống “Một cửa điện tử”, “Một cửa điện tử liên thông” và DVCTT mức độ 4; Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc; Cổng Thông tin điện tử tỉnh;

Xây dựng, hoàn thiện các CSDL chuyên ngành, cập nhật triển khai các hệ thống CSDL Quốc gia tại địa phương; kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công tỉnh, Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp, triển khai xong trong giai đoạn 2019 - 2020; tiếp tục phát triển, hoàn thiện trong giai đoạn 2021 - 2025;

Xây dựng CSDL dùng chung về người dùng và CSDL về giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, có giải pháp xác thực người dùng phù hợp. Xây dựng hệ thống xử lý nghiệp vụ nội bộ trên cùng một nền tảng Cổng. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức, viên chức tích hợp, chia sẻ dữ liệu đến hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức quốc gia đảm bảo lộ trình của Bộ Nội vụ. Tiếp tục triển khai Cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia, Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

Tái cấu trúc lại hạ tầng CNTT của tỉnh theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo khu vực, thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam nhằm khai thác sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có; đồng thời, tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) ổn định đến cấp xã; hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ (LAN) các đơn vị tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn thông tin; kết nối mạng LAN hình thành mạng diện rộng (WAN) của tỉnh trên nền tảng mạng TSLCD với điểm kết nối trung tâm là Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

Nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu điện tử tỉnh Bắc Kạn theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.  Đầu tư xây dựng và nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông của tỉnh, nâng cao chất lượng đường truyền nhằm đảm bảo yêu cầu khai thác, sử dụng dịch vụ CNTT của các cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Việc xây dựng Kiến trúc CQĐT tỉnh sẽ đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT từ tỉnh đến cơ sở; tránh chồng chéo, lãnh phí; đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, tránh trùng lặp, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai của cơ quan Nhà nước tỉnh; nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế của tỉnh; giúp xác định thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm triển khai Chính quyền điện tử tỉnh./.

 

Nguyễn Nga